Những sản phẩm được sản xuất trước khi muốn xuất kho cần trải qua công đoạn giám định cũng như kiểm tra chất lượng. Đó là khâu quan trọng để đóng góp vào sự thành công trong ngành may mặc. Do đó nội dung bài viết hôm nay của May Mặc TNano sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra chất lượng may mặc hiệu quả nhất.
Kiểm tra chất lượng hàng may mặc là gì?
Chất lượng được định nghĩa, hiểu, xem xét khác nhau ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tùy vào bạn đánh giá sản phẩm ở khía cạnh nào.
- Định nghĩa chất lượng dựa trên sản phẩm coi chất lượng là một biến số chính xác và có thể đo lường được. Ý kiến về chất lượng này chủ yếu dựa trên sự khác biệt về số lượng các thành phần được sử dụng. Hoặc các đặc tính vật lý của các sản phẩm này. Có đúng với các chỉ tiêu bạn đặt ra hay không?
- Định nghĩa chất lượng dựa trên nhà sản xuất có nghĩa là tuân thủ các thông số kỹ thuật. Sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng là ý nghĩa và tầm quan trọng duy nhất của chất lượng đối với nhà sản xuất. Nếu không đáp ứng điều này có nghĩa là chất lượng kém.
- Định nghĩa dựa trên người dùng về chất lượng chỉ đơn giản là những gì thỏa mãn mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Đối với họ, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của họ. Cũng như các thông số kỹ thuật của chúng có chất lượng tốt.
- Xác định chất lượng dựa trên giá trị hơn là chi phí. Chi phí sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp dù có cao. Nhưng bù lại nó xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra hoặc ngoài mong đợi thì được coi là chất lượng cao.
Kiểm tra thành phần vải
Mỗi loại vải đều có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, các loại sợi tự nhiên như cotton, len, lụa thường có độ thấm hút và độ bền cao hơn, nhưng cũng dễ bị nhăn hơn sợi nhân tạo. Vì vậy, khi sản xuất quần áo mặc hàng ngày, tốt nhất không nên chọn sản phẩm làm bằng 100% sợi tự nhiên. Mà nên chọn loại có chất liệu vải pha, tức là sợi tự nhiên cộng với 5-30% sợi nhân tạo. Vì chúng sẽ kết hợp được những ưu điểm của vải như bền, giữ dáng, khó nhăn sau khi giặt.
Hãy kiểm tra loại vải mà bạn chọn sau khi đã nhận thành phẩm từ xưởng. Nếu là một xưởng may không uy tín họ sẽ đổi hoặc pha loại vải khác. Để giảm chi phí và thu lợi bất chính. Hãy cẩn thận kiểm tra kỹ nhé.
Xem thêm: Phần mềm thiết kế áo thun online
Kiểm tra các mẫu thiết kế
Tiêu chí tiếp theo trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc là kiểm tra, đối chiếu sản phẩm với mẫu mã ban đầu. Với việc đặt may đồng phục số lượng lớn, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi một số nhầm lẫn. Dẫn đến hàng loạt sản phẩm bị sai so với thiết kế ban đầu về màu sắc, kiểu dáng… Khi đã phát hiện ra, bạn cần phải báo ngay cho xưởng. Để xem xét các công đoạn và xử lý sản phẩm lỗi sao cho phù hợp nhất.
Với quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc này. Bạn cần kiểm tra, đối chiếu mẫu mã thiết kế ban đầu với sản phẩm mình sản xuất có đúng mẫu mã hay không. Những phần size số có bị lỗi trong quá trình cắt vải hay không.
Hiện nay, với nhiều mẫu mã đa dạng nên trong quá trình sản xuất sẽ không tránh khỏi những sai sót. Dẫn đến sai mẫu mã nên bạn cần kiểm tra qua lại nhiều lần xem có sai xót từ nhà sản xuất hay không. Nếu đặt với số lượng lớn bạn nên yêu cầu xưởng phải có mẫu may sẵn cho bạn xem trước. Vì những mẫu thiết kế trên AI sẽ không chính xác 100% với thực tế.
Kiểm tra chi tiết sản phẩm
Chúng tôi sẽ phải kiểm tra đầy đủ các chi tiết của sản phẩm theo quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc với các chi tiết sau:
Viền quần, váy: Cách người ta may viền vải cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá chất lượng của một sản phẩm. Thông thường, với quần và váy, đường viền phải xấp xỉ 4 cm. Trong khi đó, với các loại áo như áo sơ mi, áo kiểu, áo thun… con số này là 2 cm thì có thể đảm bảo được độ bền và chất lượng của sản phẩm.
Vị trí cúc áo: Những bộ quần áo “nhái” thường ít chú ý đến chất lượng của những chi tiết nhỏ và rất dễ bị lỗi ở những vị trí này. Trên áo sơ mi, cách dễ nhất để kiểm tra là các lỗ cúc. Theo đó, để sản phẩm có chất lượng cao, lỗ này cần được gia công hai mép bằng đường chỉ chắc chắn. Đặc biệt là không có xơ vải hoặc chỉ thừa ở giữa, như trong hình minh họa.
Chất lượng của chỉ may
Để kiểm tra, bạn hãy tìm các vị trí nối giữa hai mảnh vải với nhau, cầm nắm hoặc cạnh của đường may và kéo nhẹ. Xem đường chỉ có bị lộ ra ngoài, không được thẳng, quá to so với yêu cầu từ đàu của bạn hay không.
Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn biết được quần áo có được gia công tốt hay không. Với những trang phục được gia công tốt sẽ có đường may thẳng và chỉ không bị lộ nếu có sẽ rất ít. Ngược lại với những sản phẩm may mặc kém chất lượng, chúng ta sẽ thấy ngay đường may bị biến dạng, sản phẩm sẽ rất xấu và mất đi tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý kiểm tra phần nách áo bị kẹt và đường chỉ may. Đây thường là những vị trí dễ lộ và có gân nhất. Nếu đồng phục bạn chọn mắc phải những lỗi này, nó sẽ dễ bị rách và có thể gây ra những tình huống phản cảm nơi công cộng. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra kỹ đường may xem sản phẩm mình chọn đã đạt yêu cầu về đường may chưa.
Kiểm tra độ đàn hồi của sản phẩm
Đối với các sản phẩm làm từ chất liệu co giãn, vui lòng kéo căng một phần vải tại thời điểm kiểm tra và thả nó ra. Sản phẩm chất lượng cao sẽ trở lại hình thức gần như ngay lập tức sau khi va chạm. Nếu vải bị đông kết nhanh, không thể trở lại hình dạng cũ có nghĩa là vải xấu, độ bền không cao.
Độ đang hồi có tốt hay không đối với áo thun thì phụ thuộc vào tỉ lệ phần trăm spandex mà nó sở hữu. Phần trăm spandex càng cao thì vải càng có độ co giãn đến đáng kinh ngạc. Nhưng những sản phẩm có spandex cao đa phần là những mẫu áo thể thao. Để đáp ứng nhu cầu co giãn cho những hoạt động mạnh. Còn với áo thun thời trang thì nên giữ spandex ở một lượng vừa phải để giữ được form dáng đẹp nhé.
Kiểm tra chất liệu vải và màu sắc quần áo
Như các bạn đã biết, mỗi loại vải đều có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ: Các loại sợi tự nhiên như cotton, len, lụa sẽ có khả năng thấm hút tốt và độ bền cao. Nhưng nó dễ bị nhăn hơn các loại vải nhân tạo. Vì vậy, khi sử dụng chúng trong trang phục mặc hàng ngày. Bạn không nên chọn những sản phẩm được làm từ 100% sợi tự nhiên. Thay vào đó, hãy chọn quần áo được làm từ các thành phần vải hỗn hợp.
Bên cạnh chất liệu vải, bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của trang phục. Để đảm bảo rằng đó là màu bạn đã đặt hàng với nhà sản xuất. Lấy màu mẫu đặt cạnh áo đồng phục mà nhà sản xuất vừa may xong để so sánh. Chỉ khi đó, bạn mới biết được trang phục mình đã may có giống với màu sắc mà bạn đã chọn hay không.
Kiểm tra logo hay slogan
Có một số sản phẩm may để làm đồng phục vì thế sẽ có logo hoặc slogan. Bởi vậy những sản phẩm có kiểu này cần phải kiểm tra câu chữ, mẫu mã có đúng với mẫu thiết kế ban đầu hay không.
Trên đây là nội dung hướng dẫn về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc. Hi vọng thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo.
Xem thêm: Thêu vi tính là gì