Trên thị trường có nhiều loại vải khác nhau. Nhưng nếu nói đến những loại vải thông dụng và được ưa chuộng thì không thể không kể đến loại vải này. Vì nó thực sự sang trọng và đậm chất cổ điển. Tuy nhiên, có rất nhiều điều về nhung mà không phải ai cũng biết. Vải nhung là gì? Đặc điểm, ứng dụng của các loại vải nhung. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây In sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về loại vải này. Hãy cùng May Mặc TNano tìm hiểu nhé!
Vải nhung là gì, có từ bao giờ?
Nhung là một loại vải mềm, mịn, xốp với nhiều màu sắc nổi bật. Từ xa xưa, con người đã tạo ra vải nhung bằng cách dệt 100% từ những sợi tơ tằm. Ngày nay, người ta trộn các loại sợi như lụa, cotton, lanh, sợi nhân tạo và sợi tổng hợp để làm ra loại vải nổi tiếng này.
Nhung lần đầu tiên được sử dụng ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Và nó lan sang Châu Âu không lâu sau đó. Nhưng nhung thực sự trở thành cơn sốt trong thế giới thời trang cho đến những năm 70 của thế kỷ 20.
Quy trình tạo ra vải nhung:
Quy trình làm ra vải nhưng được chia thành 2 loại, một là thủ công và hai là dệt công nghiệp. Quy trình làm từ thủ công như sau: Khung dệt đặc biệt được người thợ lành nghề sản xuất chuyên dụng để dệt vải nhung. Cùng lúc thì nhiều cọc được thiết kế dệt lên xuống bằng sức người. Lưu ý là chiều cao cọc phải đều nhau nhé.
Dệt công nghiệp, đây là cách sản xuất tuy phải đầu tư máy móc tốn khá nhiều chi phí. Tuy nhiên một khi quy trình được vận hành trơn tru thì số tiền mang lại sẽ cực lớn. Bởi toàn bộ quy trình đều được làm bằng máy móc trừ khâu đóng gói sản phẩm. Chưa kể khi dệt bằng máy bạn có thể sử dụng các chất liện như Polyester, nylon, rayon…. Có giá thành cực kì rẻ. Rẻ hơn từ 3-4 lần vải nhung được dệt bằng tơ tằm.
Xem thêm: Đồng phục lễ tân trong nhà hàng khách sạn
Đặc điểm chung của vải nhung:
Vì đã xuất hiện từ rất lâu, vải nhung sở hữu cho mình những loại màu sắc cổ xưa, lôi cuốn. Làm ta liên tưởng lại thời phong kiến mà tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh. Tuy màu sắc có cũ nhưng hiện nay loại vài này đã cải thiện đáng kể về chất lượng cũng như giá cả của chúng. Không còn đắc đỏ như lúc xưa nữa mà thay vào đó là những loại dệt may công nghiệp ra đời đưa giá vải nhung về mức sàn mà ai cũng có thể sở hữu.
Đặc điểm đầu tiên và cũng khá dễ dàng nhận ra đó là. Vải nhung thường mang màu sắc theo hơi hướng hoài cổ. Tạo cảm giác chúng ta luôn nhớ về những câu chuyện xưa cũ. Tuy nhiên, loại vải này cũng không ngừng được cải tiến, từ chất liệu cho đến công nghệ đã làm nên loại vải này tồn tại đến ngày nay. Vì chỉ những thứ đáp ứng được nhu cầu của người dùng mới có thể tồn tại mãi mãi.
Ưu điểm của vải nhung
Mềm mại, láng bóng:
Được cấu tạo từ những sợi tơ tằm đắc tiền, thành phần vải nhẹ nhàng, mềm mại láng bóng. Cực thoải mái khi sử dụng, đặc biệt phù hợp với phái nữ. Có thể diện những bộ đầm công chúa, dạ hội mà không cần lo khó chịu, nặng nề.
Vải nhung mặc da sóng
Vải nhung được sản xuất với nhiều màu sắc đa số là những màu dễ mặc. Ví dụ, với làn da trắng, bạn có thể kết hợp với những bộ trang phục nhung màu đỏ mận, xanh rêu,… Hoặc với những bạn có làn da nâu, bạn có thể kết hợp với những bộ trang phục nhung trắng, xám.
Chất liệu vải nhung gợi lên sự sang trọng và quyến rũ cho người mặc
Được coi là “nữ hoàng” của các loại vải, nhung là sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại. Ngày nay, những đồ dùng và trang phục bằng nhung được sử dụng phổ biến để làm trang phục như váy, đầm dạ hội, .. gợi lên vẻ sang trọng, quý phái cho người sử dụng.
Nhược điểm của vải nhung:
Với những ưu điểm vượt trội mà tôi kể ở phía trên thì một điều hiển nhiên đó chính là giá của vải nhung sẽ rất cao. Đặc biệt là những sản phẩm được dệt tự nhiên từ tơ tầm. Những chiếc áo nhung có thể lên đến hàng nghìn đô. Tuy nhiên những nhà sản xuất đã nghiên cứu ra được các sợi tơ nhân tạo để sản xuất vải nhung nhằm hạ giá của sản phẩm. Vì vậy vấn đề này cũng không còn đáng lo ngại như xưa.
Không sử dụng được với thời tiết nóng. Độ dầy cần thiết để giữ ấm cơ thể vào những ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc những ngày nóng bạn sẽ không sử dụng được chúng. Với thành tích giữ nhiệt khủng sẽ làm bạn mất nước rất khi bạn sử dụng vải nhung dưới trời nắng.
Xem thêm: Vải cotton , cotton 100% là gì ???
Cách phân biệt vải nhung đúng chuẩn 2022:
Phân biệt dựa trên màu sắc, chất lượng vải:
Những chất liệu nhung tốt thường màu sẽ sáng, bóng dưới ánh nắng,. Đương nhiên màu sẽ tự nhiên và nổi bật hơn hẳn các dòng vải kém chất lượng. Nếu như không thể sờ, động trực tiếp vào vải thì dựa vào phần màu sắc để đánh giá sản phẩm là một trong những yếu tố tốt nhất.
Phân biệt dựa trên nguồn gốc xuất xứ:
Đã có từ rất lâu đời nên xuất xứ của vải nhung trên thị trường cũng rất phức tạp. Không ai biết chính xác vải nhung được xuất xứ từ giai đoạn nào và bắt nguồn từ quốc gia chính xác nào. Tuy nhiên thị trường hiện tại đang chiếm ưu thế chất lượng và cả về độ tinh cậy đang là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Các đặc điểm của vải nhung xuất xứ từ 3 quốc gia này là đáng được sử dụng nhất hiện nay.
Dựa vào cấu trúc sợi phân biệt:
Vải nhung được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sợi tơ tằm, sợi len, sợi bông, tơ nhân tạo,… Mỗi loại nhung sẽ có những đặc điểm và tính năng riêng nên chúng ta có thể tùy theo đặc điểm cấu tạo mà lựa chọn. sợi tre để phân biệt các loại vải nhung.
Ứng dụng trong may mặc, cuộc sống:
Sở hữu cho mình nhiều ưu điểm vượt trội vải nhung luôn chiếm được sự tín nhiệm của nhiều hãng thời trang khác nhau. Không chỉ dừng lại ở việc may quần áo, chúng còn được dùng để may túi xách, giày boot. Sử dụng loại vải này để may các loại đầm dạ hội cũng rất được phổ biến ở phương Tây.
Giữ nhiệt tốt là một trong những yếu tố mà người phương tây rất thích ở vải nhung. Họ dùng loại vải này để may tất, may giày, áo khoác ngoài để sử dụng vào những mùa lạnh. Đặc biệt đây là thời trang không thể thiếu vào những đêm giáng sinh. Nơi mà thời tiết cực lạnh và có tuyết rơi ở nhiều nước.
Bên cạnh đó đồ nội thất sang trọng trong những căn biệt thự cũng ưu tiên dùng vải nhung kết hợp với gõ để hình thành nên. Như tắm trải giường, ghế sofa…. Nhung có khả năng giữ ấm tốt như len. Nhưng nhung được sử dụng nhiều cho thời trang và nội thất hơn là len. Bởi vì loại vải này mang lại cho người mặc cảm giác sang trọng, cổ điển, hoặc trang trí.
Sử dụng trong thời trang
Chắc hẳn trong tủ đồ của các tín đồ thời trang không thể thiếu ít nhất một bộ trang phục từ nhung, có thể là đầm maxi, đầm dạ hội, jumpsuit, áo khoác. Tuy nhiên, có phần hơi oan cho nhung khi người ta thường cho rằng nó sẽ khiến người mặc già đi vài tuổi hoặc tạo cảm giác béo hơn. Điều đó hoàn toàn không chính xác, bởi nếu biết cách phối đồ, áo nhung sẽ giúp bạn trở nên thanh lịch và sang trọng hơn rất nhiều. Bởi sự hoài cổ vốn có từ loại vải quý này.
Sử dụng như một phụ kiện
Không chỉ trong lĩnh vực thời trang, vải nhung còn được dùng để may các phụ kiện như túi xách, giày dép, vòng tay, vòng cổ, mũ, hoa tai …, tùy theo độ mỏng, nhẹ.
Sử dụng vải nhung trong trang trí nội thất
Bản chất của vải nhung luôn tạo cảm giác hoài cổ cho người sử dụng. Một chiếc ghế sofa, một chiếc đèn bàn … nếu được bọc bằng nhung sẽ khiến căn phòng của bạn trở nên ấm áp và lãng mạn hơn.
Xem thêm: Vải chiffon
Cách bảo quản vải nhung đúng cách
Giống như tất cả các loại vải thì vải nhung có cách bảo quản riêng. Vì nhung hơi “nhạy cảm” nên cần được “nâng niu”, lưu ý. Không giặt vải nhung trong máy giặt: các sợi nhung không bền dưới tác dụng của lực ma sát mạnh, việc giặt trong máy sẽ khiến chúng dễ bị hỏng và bạc màu. Không giặt bằng nước nóng: sẽ làm vải bị giãn, xù lông do cấu trúc các sợi nhung dễ bị phá hủy dưới nhiệt độ cao.