Vải organza là gì? Nó không phải là một loại vải thông dụng, rất ít người biết đến loại vải này. Chỉ có những ai hoạt động trong lĩnh vực may mặc thời trang thì mới hiểu hết về loại vải này. Tuy nhiên cũng có đôi khi bạn bạn đã từng sử dụng chất liệu vải này nhưng không hề biết đến cái tên của nó. Có thể nói đây là một trong những chất liệu vải khi may quần áo, đầm rất sang trọng, quý phái. Nên được đánh giá rất cao bởi những ưu điểm vượt trội của nó.
Hiện tại trong ngành thời trang cho phái nữ, chất liệu này bắt đầu len lõi vào, thông dụng hơn. Đặc biệt là chất liệu vải này đang có dấu hiệu trở thành hot trend trong khoảng thời gian tới. Vì thế để hiểu hơn về chất liệu vải này cũng như biết được thành phần trong vải thì hãy cùng xưởng datmay.net chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Vải organza là gì?
Vải organza là một loại vải dệt trơn, mỏng. Ban đầu chúng chủ yếu được dệt từ lụa. Nhưng các loại organza hiện đại đã được dệt bằng sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon. Do đó, chất liệu organza cứng hơn, thưa hơn và nhìn xuyên thấu được.
Organza còn được gọi là tơ sống. Về bản chất, tơ tằm có 70% trọng lượng là sợi và 30% là chất keo. Lụa thô là loại vải chưa qua xử lý, vẫn còn giữ keo ban đầu, làm cho vải cứng, phồng, nhẹ như giấy.
Nguồn gốc của vải organza
Organza được biết theo câu chuyện, thì nó xuất hiện lần đầu ở Bắc Mỹ. Đồng thời được tạo nên từ công ty chuyển sản xuất vật liệu lụa nổi tiếng.
Tuy nhiên theo một phiên bản khác, vải organza này lại xuất hiện ở phố cổ Uzbekistan. Về saau này được đổi tên thành Organza.
Xem thêm: Vải phi bóng là gì
Tính chất của vải organza
Tính chất vật lý
- Vải mỏng nhẹ như không có trọng lượng và vô cùng mịn màng
- Vải có độ co giãn không tốt nhưng lại khá bền
- Vật liệu khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến. Organza có thể có bề mặt sáng bóng và mờ bóng
Tính chất hóa học
- Vải nhảy cảm với nhiệt độ nên dễ cháy
- Thấm nước rất kém
Vì sao mà chất liệu vải organza này được ưa chuộng?
Bạn tò mò không biết vì sao chất liệu vải organza này lại được ưa chuộng đến như vậy? Không để bạn phải chờ đợi lâu nữa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân ngay dưới đây nhé.
Xem thêm: Vải cát hàn là gì
Organza mang đến sự sang trọng cho các quý cô
Hè năm nay, áo sơ mi xuyên thấu (Organza Blouse) được xếp vào hàng những mốt không thể bỏ qua. Chẳng có gì mà những cô nàng sexy, thậm chí là phụ nữ thích mặc kín đáo, nhưng giờ muốn “đổi gió” một chút, áo sơ mi có chất liệu đáp ứng được. Với thiết kế áo sơ mi của Leika, chiếc áo sơ mi Organza được làm sang trọng với họa tiết hoa lá.
Kết hợp đa dạng với nhiều mặt hàng khác nhau
Với thiết kế áo sơ mi này của leika dễ dàng mix-match với các item khác nhau. Nàng có thể dễ dàng phối cùng quần short, quần ống rộng, chân váy,…. Dù kết hợp với món đồ nào, cô nàng vẫn luôn toát lên vẻ sang trọng và thời thượng.
Quy trình sản xuất organza
Để cho ra chất liệu vải tốt như vậy, chắc hẳn quy trình sản xuất của nó rất chuyên nghiệp, cẩn thận và khoa học. Cụ thể quy trình như thế nào, cùng khám phá ngay nhé.
Trùng hợp vải organza
Ban đầu, hai hợp chất đime phản ứng với nhau trong môi trường từ 150 đến 210 độ C. Sau phản ứng, kết quả sẽ là monome tiếp xúc với axit terephtalic. Khi được kích thích tăng nhiệt độ 280 độ C sản phẩm sẽ tạo thành vải organza. Sau đó vải được nấu chảy và ép thành một tấm vải dài nhất định.
Làm khô vải organza
Các dải organza sẽ được làm lạnh cho đến khi vải khô và giòn. Sau đó, sẽ sử dụng sự hỗ trợ của máy cát để tạo thành những sợi mịn, đảm bảo độ bền của vật liệu.
Kéo sợi vải
Sau khi tạo thành sợi mịn, vải sẽ được nung ở nhiệt độ cao, khoảng 260 độ C đến 270 độ C. Sản phẩm sẽ tạo thành dung dịch hơi nhớt, cho vào bồn ép sợi và ép qua. Các lỗ nhỏ có hình ngũ giác, tam giác và hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, v.v.
Tùy thuộc vào đặc điểm của kích thước sợi và mật độ của kim phun mà sẽ hình thành các sợi khác nhau. Trong quá trình kéo sợi, có thể thêm nhiều loại hóa chất. Bổ sung tính năng chống tĩnh điện và nhuộm vải organza dễ dàng hơn.
Kéo căng sợi organza
Sợi organza được hình thành sau quá trình kéo sợi. Vải sẽ trở nên mềm mại hơn. Trong trường hợp này, vải sẽ dài gấp vài trăm lần so với trạng thái ban đầu
Sau khi kéo căng sợi organza, vải được thay đổi chiều dài, chiều rộng và đường kính. Đây cũng là các chu trình thực hiện giúp vải mềm theo ý muốn của các nhà sản xuất.
Cuộn sợi Organza
Sợi organza sau khi được kéo căng sẽ có xu hướng được cuộn lại thành sợi lớn. Hoặc trong thùng để chuyển sang dệt và tạo thành vải organza.
Ưu và nhược điểm của vải tơ sống organza
Ưu điểm
Không bị nhăn
Đây có thể đánh giá là ưu điểm vượt trội của chất liệu vải này. Nó không hề nhăn nhàu ngay cả khi bạn không xếp chúng ngay ngắn. Với các loại vải khác, bạn luôn lo sợ chúng bị nhăn khi ngồi lên hoặc gấp lại quá nhiều lần, mỗi lần sử dụng lại là phẳng. Vải lụa organza sống ra đời để khắc phục vấn đề này. Quần áo làm từ chất liệu vải organza sẽ không bị nhăn, nhàu nên tiết kiệm được nhiều thời gian là ủi.
Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc
Có thể nói lụa organza là loại vải đa dạng nhất trong các loại vải. Không bó buộc vào kiểu bơi mà có thể sử dụng để thiết kế nhiều loại trang phục khác nhau như váy dài, váy ngắn, váy dạ hội, … Màu sắc đa dạng, bắt mắt cho bạn thoải mái lựa chọn. Đặc biệt màu sắc của chất liệu vải này khá tươi, tạo cảm giác óng ánh trên vải. Khiến phái nữ khi khoác lên mình chiếc áo , đầm được may trên chất liệu vải này khá thích thú.
Tôn nét mềm mại, dịu dàng của người mặc
Lụa organza sống vốn đã mềm mại, nhẹ nhàng, bay bổng và càng tôn lên những nét đẹp này khi bạn mặc lên người. Đây là điểm mà các cô gái thích nhất ở lụa organza. Để biến tấu đa dạng hơn, bạn có thể chọn loại vải có họa tiết, hoa văn nhã nhặn này rất thích hợp cho những bữa tiệc sang trọng. Đây là chất liệu chuyên may cho đầm áo cho phái nữ, ít sử dụng may quần áo cho nam. Khá phù hợp cho may đầm tiệc vì nó tôn lên nét duyên dáng dịu dàng của phái nữ.
Nhược điểm
Mỏng
Vải lụa sống Organza vốn rất nhẹ, chắc và bền, nhưng nhiều loại vải lụa cao cấp lại quá mỏng. Nếu không có lớp lót bên trong, nó có thể trở nên quá hở hang. Đặc biệt loại vải này dễ cháy nên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý và cẩn thận.
Để khắc phục khuyết điểm này, bạn chỉ cần nhét một lớp lót khéo léo khi may vá là mọi rắc rối sẽ được giải quyết. Chính vì sự mỏng manh của chất liệu vải này. Nên khi may quần áo hoặc đầm nó không được sử dụng 100% để tạo thành sản phẩm. Mà chỉ đóng vai trò là vải phối hoặc tạo phụ kiện cho sản phẩm.
Khó thiết kế
Vải lụa thô Organza khá trơn và có thể gây ra nhiều thách thức trong việc may vá. Chúng đòi hỏi kỹ thuật cắt cao của người thiết kế. Do sự thiết kế khó khăn mà chất liệu vải này không hề phổ biến như các chất liệu khác.
Cách bảo quản vải organza
Nếu bạn nắm được cách bảo quản vải organza, Lụa Phương Mai chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê loại vải này. Dưới đây là một số phương pháp để bảo quản vải organza được lâu hơn.
- Khi cần làm sạch, hãy sử dụng chất tẩy rửa có độ kiềm thấp để bảo vệ vải.
- Không nên phơi dưới ánh nắng, nên để những nơi râm mát để vải không bị biến chất.
- Tuy có thể giặt vải bằng máy nhưng bạn nhớ để máy ở chế độ giặt nhẹ nhàng và nhiệt độ không cao hơn 40 độ.
- Vải sẽ nhanh hỏng nếu để nơi ẩm ướt vì sẽ bị nhiễm nước và ẩm. Vì vậy nên để chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Vải khó nhăn nhưng nếu bị nhăn do sử dụng lâu thì có thể ủi dưới nhiệt độ thấp.
Trên đây là nội dung giải đáp về vải organza là gì? Ưu và nhược điểm vải này ra sao? Hay quy trình sản xuất của nó như thế nào, v.v. Bên cạnh còn gợi ý một số cách bảo quản vải organza. Hi vọng qua đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Nếu cần may trang phục, tư vấn hãy liên hệ với xưởng may Đặt May theo thông tin sau đây nhé. Xin hân hạnh được đón tiếp quý khách hàng.
Công Ty TNHH May Mặc TNano – Chuyên đồng phục Đẹp & Nhanh & Rẻ
Website : datmay.net
Fanpage :www.facebook.com/datmay.net
Hotline : 0936 999 878 – Mr. Tùng
CSKH : 093 447 2776 – Mr. Tiến
Địa chỉ : 499/6/13 đường Quang Trung ,Phường 10, Quận Gò Vấp. TPHCM
Xem thêm: Vải da cá là gì